Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Phần mềm phát wifi cho windows XP

Chúng ta có rất nhiều cách chia sẻ mạng wifi giữa các thiết bị vs nhau như = phần mềm ( Connectify),Ad Hoc,....!
Nhưng hôm nay mình xin giới thiệu 1 phần mềm có tên là Wifigx ( của China ) Nhưng ko giống như Connectify mất phí,Soft này free hoàn toàn!Đế chắc cú mình mới test thử thấy OK
Có 1 điều bất tiện là toàn tiếng China nên mình đưa link trang chủ Soft đó ra,bạn nào thik dịch thì dịch nhé!Mình chỉ h.dẫn = hình ảnh thôi( Thực tế vẫn hơn )
Trang chủ:
http://www.wifigx.com/default.html

Tải về đầy đủ=>Như nhiều phần mềm khác các bạn cài xong! Sau khi cài hiện ra 1 dòng chữ Tàu nhưng có 2 chữ Y và N hỏi khởi động lại máy ko?Các bạn chọn N cũng đc!

Ví dụ trg hợp của mình là : ADSL=>Laptop ( Bật Wifi của Laptop lên) + Wifigx => Chia sẻ mạng Wifi cho Fone của mình ( có hỗ trợ Wifi)

Trên Laptop:





Trên Fone,bật Wifi dò và kết nối!
( cái này sài cho xp được, mình đã test sau time tìm kiếm thì mình thấy phần mềm này phát phá ổn định)
có thể dùng cách nữa là thiết lập theo mặc định:
http://khirung.blogspot.com/2013/09/bien-laptop-thanh-tram-phat-song-wifi.html

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Hướng dẫn cài đặt .Net Framwork cho XP

Hướng dẫn cài đặt .Net Framwork

Một số máy tải chương trình về nhưng không chạy được vì lý do chưa có .Net Framwork 3.5. Các bạn làm theo hướng dẫn dưới đây để cài đặt cái này.

- Đối với .NET Framework 3.5 trở lên, khi cài đặt, yêu cầu máy tính phải có Windows Installer 3.1 (Windows XP with SP2 mặc định chưa có)

        Link download Windows Installer 3.1 from MIcrosoft

        http://www.microsoft.com/downloads/details.aspx?familyid=889482FC-5F56-4A38-B838-DE776FD4138C&displaylang=en

- .NET Framework 3.5
 cài đặt offline 197MB
  
        http://download.microsoft.com/download/6/0/f/60fc5854-3cb8-4892-b6db-bd4f42510f28/dotnetfx35.exe

Phần mềm mô phỏng Circuit Maker 2000 (full)

Phần mềm được phát triển bởi hãng Altium.
Circuit Maker là phần mềm hữu dụng cho những bạn học về Điện-Điện tử.
Nó hỗ trợ thiết kế mạch và chạy mô phỏng để tìm lỗi và sửa chữa lỗi phát sinh.
Với hàng nghìn linh kiện được tích hợp trong phần mềm và dễ dàng thay đổi linh kiện và có thể tạo nhanh với Hotkey được đặt sẵn giúp cho việc thiết kế được nhanh chóng hơn.

Ưu điểm của nó là đơn giản, mô phỏng chính xác các mạch số .

Tuy nhiên cũng có nhược điểm là nó chỉ làm việc tốt hoặc ở dạng tương tự, hoặc ở dạng số.


Link down:
http://www.mediafire.com/?6uqjd00m8csk93d
Hướng dẫn sử dụng:
http://www.mediafire.com/view/?k2u51rhzd34ugk3
nguồn: svptit.vn


Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Cài đặt startic từ điển cho Linux

Một từ điển rất hữu ích, có thể tải và cài đặt rất nhiều từ loại từ điển như anh-việt, việt-anh, việt-việt, từ điển computer, oxford,... Bắt từ rất tốt trong file văn bản, pdf, web,... (bôi đen từ cần tra).

Zoom in (real dimensions: 761 x 620)Hình ảnh
Cài đặt:
Mã:
sudo apt-get install stardict stardict-plugin

Hoặc tải bản mới nhất tại trang chủ:
Mã:
http://stardict.sourceforge.net/

Cài đặt:
Mã:
sudo dpkg -i stardict_xxx.deb

Chạy: Alt + F2 rồi gõ stardict
Cài đặt các bộ từ điển:

Các bộ từ điển tiếng Việt có thể cài qua kho phần mềm của Ubuntu-VN

//Thanks tuantub
Các bạn có thể tải về tệp bao gồm một số từ điển thông dụng tại đây:
http://www.4shared.com/file/87762024/4a ... 7-all.html
hoặc
http://www.mediafire.com/?gjggg0snhm9
Sau đó nhắp đúp vào tệp deb để cài đặt.
Cũng có thể chọn cách cài đặt từng từ điền theo hướng dẫn tại đây:
viewtopic.php?f=17&t=336&p=33615#p33615

Nếu ai muốn tự mình lựa chọn thì có thể chọn thủ công theo cách sau:

Các từ điển tiếng anh:
http://stardict.sourceforge.net/Dictionaries_dictd-www.dict.org.php
Các từ điển việt-anh anh-việt:
http://stardict.sourceforge.net/Dictionaries_misc.php
Các ngôn ngữ khác:
http://stardict.sourceforge.net/Dictionaries_dictd-www.freedict.de.php
Từ điển wiki:
http://www.stardict.org/wikipedia/
Sau khi tải các bộ từ điển cần thiết (file *.tar.bz2).
Giải nén:
Mã:
tar -xjvf tên-từ-điển.tar.bz2

Copy thư mục vừa giải nén vào thư mục chứa các bộ từ điển:
Mã:
sudo mv tên-từ-điển /usr/share/stardict/dic

Các bạn có thể chọn từ điển nào được tra trước, chọn dùng những từ điển nào, không dùng những từ điển nào bằng chức năng Manager Dictionaries tại giao diện chính của StarDict.
Chức năng phát âm rất chuẩn (nhưng hạn chế về số từ :D):
Tải về gói phát âm:
Mã:
wget http://prdownloads.sourceforge.net/stardict/WyabdcRealPeopleTTS.tar.bz2

Giải nén:
Mã:
tar -xjvf WyabdcRealPeopleTTS.tar.bz2

Copy vào thư mục /usr/share:
Mã:
sudo mv WyabdcRealPeopleTTS /usr/share

Nếu vẫn chưa phát âm được, các bạn cài chương trình mplayer:
Mã:
sudo apt-get install mplayer

Sau đó mở Stardict, sau đó vào Preferences -> Sound -> Command for playing wav file điền mplayer

Tạo một từ điển của riêng mình

Đầu tiên là cài các công cụ:
Mã:
sudo apt-get install dictzip

Tải về file đính kèm, giải nén ra, sao chép tệp tabfile vào thư mục /usr/local/bin
Sau đó đặt quyền cho tệp này có thể thực thi (thanks tuantub):
Mã:
sudo chmod +x /usr/local/bin/tabfile

Xong các công cụ cần thiết. Giờ bắt tay vào tạo một từ điển.
Mở gedit (hoặc một phần mềm soạn thảo bất kỳ như nano, vi,...). Tạo một tệp mydict (tên là tùy chọn) và tạo nội dung của từ điển vào trong tệp mydict.tab. Ví dụ:
Trích dẫn:
a 1\n2\n3
b 4\\5\n6
c 789

Trên một dòng gồm: Từ để tìm kiếm đầu tiên, sau đó là nghĩa của từ (cách đó 1 dấu tab). Nếu bạn muốn có các ký tự đặc biệt thì để dấu '\' ở đằng trước. Muốn xuống dòng thì thêm '\n'. Như ở ví dụ trên, khi tìm a sẽ cho ra 3 dòng lần lượt là 1,2,3; khi tìm b sẽ cho ra 2 dòng: 4\5 và 6.
Okie, vậy đã có nội dung của từ điển. Tiếp tục tạo ra tệp từ điển của stardict:
Mã:
tabfile mydict

Sau khi chạy xong sẽ tạo ra 3 tệp: "mydict.ifo", "mydict.dict.dz" and "mydict.idx". Có thể chỉnh sửa nội dung tệp mydict.ifo để thay đổi thông tin, tác giả của từ điển. Sao chép 3 tệp này vào một thư mục, ví dụ dict-example. Sau đó sao chép thư mục này vào /usr/share/stardict/dic/

Vậy là đã có một từ điển made in tự tui :D

//============================================================
Tải về gói từ điển:
Trích dẫn:
Anh - Việt
Việt - Anh
Việt - Việt
Wiki - Việt
Pháp - Việt
Từ điện máy tính (English)
BritannicaConcise
Irregular
oald
thesaurus
Wordnet
GNU-Linux

Mã:
http://www.mediafire.com/?yywtfzyhdny

Tải về gói để sử dụng chức năng phát âm:
Mã:
http://www.mediafire.com/?xgjumzimgxz

Học nhanh gõ 10 ngón trên Linux


Học nhanh gõ 10 ngón trên Linux.


Học nhanh gõ 10 ngón trên Linux.
Gõ được 10 ngón, không cần nhìn bàn phím là kỹ năng tối thiểu nên học, sau này đỡ khổ. Trẻ con tầm 10 tuổi trở lên và cả người có tuổi đều có thể học được sau một vài ngày không có khó khăn gì theo kinh nghiệm của tôi. Nhất là trẻ con học rất nhanh.
Trên Linux có nhiều phần mềm để tập gõ bàn phím, kể cả các site tập gõ online (search “linux typing”). Cách học dưới đây dùng phần mềm KTouch, tập gõ ở mức tối thiểu (các hàng phím chữ và một số phím liên quan). Sau thời gian ngắn (tùy theo thời gian tập, nhanh thì chỉ hai ba ngày) có thể gõ được văn bản tiếng Việt theo kiểu Telex 10 ngón không cần nhìn bàn phím. Nếu gõ kiểu VNI thì phải mất thêm thời gian học các phím dấu ở hàng phím số trên cùng.
Cách học dưới đây cũng là cách học tắt theo kinh nghiệm tôi đã dạy một số người. Không cần theo đúng bài bản của phần mềm dành cho người học gõ chuyên nghiệp với tốc độ cao.
KTouch là phần mềm viết cho KDE nhưng có thể cài vào môi trường GNOME chạy vẫn tốt. Trong Ubuntu, mở Synaptic Package Manager tìm ktouch rồi chọn cài (nó sẽ cài thêm một số phần mềm KDE cần thiết).
Sau khi cài xong, chạy từ menu Applications → Education → KTouch hoặc nhấn Alt + F2 rồi gõ ktouch và Enter. Màn hình xuất hiện như sau:

Trong màn hình trên có các mục:
Level: mức bài tập gõ.
Speed: tốc độ gõ của người tập (ký tự/phút).
Correctness: tỷ lệ phần trăm gõ đúng.
New Characters in This Level: những ký tự mới trong bài này.
Hàng trắng bên dưới hiện các ký tự mẫu để tập gõ (kể cả khoảng trắng gõ bằng phím Space). Các ký tự này chạy dần sang bên trái.
Hàng trắng tiếp theo hiện các ký tự mà người tập gõ vào. Nếu gõ sai, toàn bộ hàng đó bị tô màu đỏ, có thể dùng phím xóa lùi để xóa ký tự sai và gõ lại.
Khi gõ hết một hàng đến mút bên phải, nhấn phím Enter để chuyển sang hàng tiếp theo của bài tập đó.
Dưới cùng là hình bàn phím để người tập nhìn vị trí phím. Phím nào có mặt trong bài tập hiện tại sẽ có màu sáng lên.
1-Thiết lập các settings
Nhấn vào menu Training → Default Lectures rồi chọn English (auto-generated)
Nhấn tiếp vào menu Settings → Configure KTouch, màn hình sau xuất hiện:
Chọn General Options ở cột bên trái, bên phải có mục Sliding speed là tốc độ chạy chữ mẫu để gõ theo. Có thể để nguyên, hoặc nhấn chuột vào con chạy ở giữa rồi rê sang trái (chậm đi) hoặc sang phải (nhanh lên) tùy theo khả năng của người tập gõ.
Nhấn tiếp vảo Training Options rồi bỏ không chọn mục Automatic level adjustement.
Trong General Options và Keyboard Settings có hai mục Override … có thể dùng để thay đổi chữ trên hàng bài tập và trên keyboard cho rõ hơn nếu cần.
2- Cách tập gõ
Tất cả các bài dưới đây, gõ chậm để nhớ phím, không cần gõ nhanh.
a/ Cách đặt tay lên bàn phím: Hai ngón trỏ đặt lên các phím F và J (hai phím này có một cái mấu để nhận diện), các ngón khác lần lượt đặt sang hai bên, hai ngón cái đặt lên phím Space.
Trong quá trình gõ, hai ngón út luôn đè nhẹ lên hai phím A và ; để giữ mốc.
b/ Cách tập từng bài:
Trên màn hình mục Level có 15 mức (15 bài tập). Đầu tiên để ở level 1 tập ba phím: hai phím F, J và phím cách (space bar).
Khi gõ đến cuối hàng, dùng ngón út gõ phím Enter để sang hàng tiếp theo (có tất cả 5 hàng).
Khi đã nhớ phím (bất kể gõ được mấy hàng), nhấn vào menu Settings → Configure KTouch → Keyboard settings rồi bỏ chọn mục Show keyboard.
Bàn phím trên màn hình sẽ mất. Tập lại bài vừa rồi không cần nhìn bàn phím trên màn hình.
Khi đã thuộc phím, nhấn mũi tên bên phải Level để lên mức tiếp theo. Lại vào Settings, cho hiện bàn phím để lặp lại các bước trên.
Trong quá trình gõ, hai ngón út luôn đè nhẹ lên hai phím A và ; để giữ mốc.
c/ Cách luyện:
Nhắc lại là trong mỗi bài trên, gõ thật chậm, chỉ cốt nhớ được phím, không cần gõ nhanh.
Khi đã hết 15 bài, nhớ được phím ở mức tương đối, mở OpenOffice Writer, tập gõ các bài thơ đã thuộc.

Voice và video chat trong Linux


Voice và video chat trong Linux

Trước đây tôi đã có vài post về các chương trình voice và video chat trong Linux. Hôm nay tổng hợp lại vài thông tin mới nhất.

1- Google voice và video chat

Google mới đây đã cho phép video chat trong Linux. Cách cài đặt và kiểm tra:
  1. Đăng nhập vào account GMail rồi vào tiếp Settings -> Chat -> Voice and Video Chat -> Learn more. Một màn hình mới xuất hiện cho tải về file google-talkplugin… để cài. Có file deb cho Ubuntu và rpm cho RedHat, Mandriva, PCLinuxOS.
  2. Sau khi cài xong, khởi động lại Firefox, đăng nhập vào GMail rồi nhấn chuột vào Settings -> Chat -> Voice and Video Chat -> Verify your settings. để kiểm tra các thiết bị. Màn hình bây giờ như sau:
  3. Nếu trong khung hình nhỏ bên phải không thấy hình từ webcam, chọn lại webcam trong mục Camera bên dưới. Di động webcam, hình trong khung hình cũng phải thay đổi.
  4. Thổi hoặc nói vào micro, thanh trạng thái bên phải mục số 2 phải hoạt động, tức là micro tốt. Nếu không, chọn lại micro trong mục Microphone bên dưới.
  5. Nhấn vào link play the test sound, loa hoặc tai nghe phải phát ra tiếng. Nếu không chọn lại trong mục Speakers bên dưới.
Tính năng kiểm tra được cả ba thiết bị: webcam, micro và speaker như trên là ưu điểm lớn nhất so với các dịch vụ chat khác trong Linux.Đối với Linux, khả năng tương thích với các thiết bị phần cứng còn kém thì đây là một tính năng rất cần.
Một trong những ưu điểm nữa là chat trong màn hình GMail, qua giao thức https nên các tín hiệu gửi đi và nhận về được mã hóa, tránh bị nghe, xem trộm.
Như vậy, trong Linux dùng được dịch vụ chat này dưới dạng web chat. Phần mềm Google Talk như của bên Windows thì chưa có.
Tuy nhiên, tính năng trên màn hình sử dụng hơi ít, kém các dịch vụ chat khác. Về chất lượng hình và tiếng tôi mới thử qua thấy cũng ổn, không hiểu dùng lâu thì thế nào.

2- Skype

Skype đã giới thiệu ở đây. Cách cài mới so với bài viết đó: trong Mandriva, add kho phần mềm MIB theo cách ở đây rồi cài từ Menu -> Install & Remove Software; trong Ubuntu 10.10, cài Skype bằng Ubuntu Software Center. Bản Skype for Linux có một nhược điểm so với bản for Windows và so với Google Talk đã nói ở trên là có kiểm tra được webcam và loa nhưng không có mục kiểm tra micro. Thực tế sử dụng thì tiếng hơi bị chậm (nói một lúc mới nghe thấy người bên kia trả lời) và có tiếng vọng (Google Talk có mục triệt tiêu tiếng vọng này).

3- Yahoo Messenger

Phần mềm Yahoo Messenger for Linux là Gyachi đã được giới thiệu ở đây. Cài cho Ubuntu 10.10 dùng ba lệnh này:
sudo add-apt-repository ppa:adilson/experimental
sudo apt-get update
sudo apt-get install gyachi
Trong Mandriva, Gyachi có trong kho phần mềm MIB đã nói ở phần Skype trên.
Gyachi hỗ trợ voice và video chat nhưng hoàn toàn không có công cụ kiểm tra thiết bị như các bản ở trên.

4- Các phần mềm khác

Trong Linux có ba phần mềm chat tương dối phổ biến là Empathy, Pidgin và Kopete.Mỗi phần mềm này đều có khả năng dùng nhiều dịch vụ chat khác nhau tùy theo account được khai báo (Yahoo Chat, Google Talk, v.v…)
Empathy được cài mặc định trong Ubuntu 10.10 nhưng tính năng cũng còn đơn giản. Empathy hỗ trợ cả voice và video chat nhưng không có công cụ kiểm tra thiết bị. Khai account Yahoo thì login được, nhưng account Gmail thì không. Empathy cũng hỗ trợ Skype nhưng nó chỉ gọi chạy Skype cài ngoài chứ không tích hợp vào trong phần mềm.
Pidgin hiện không hỗ trợ voice và video chat.
Kopete được cài sẵn trong các bản Linux KDE, nhưng cũng cài chạy được trên Ubuntu (GNOME). Kopete hỗ trợ video, voice chat nhưng cũng không có công cụ kiểm tra.

PHẦN MỀM hay trên Linux

PHẦN MỀM hay trên Linux (28/08/2011)

(Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn, kết hợp với kinh nghiệm thực tế của tác giả)

Bài viết này chỉ đề cập đến những phần mềm có giao diện đồ họa, chứ không đề cập đến loại giao diện dòng lệnh. Phần lớn những phần mềm này có sẵn trong kho của các bản phân phối Linux phổ biến:


1- LibreOffice: Bộ ứng dụng văn phòng (Nhánh rẽ từ OpenOffice)



        - (Tương tự Microsoft Office bên Windows)
        - Giao diện dễ sử dụng.
        - Các thành phần:
                * Công cụ soạn thảo - Writer
                * Công cụ bảng tính - Calc
                * Công cụ tạo thuyết trình - Impress
                * Công cụ tạo biểu đồ, minh họa - Draw
                * Quản lý cơ sở dữ liệu - Base
                * Công cụ vẽ biểu thức toán học - Math
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS và Solaris.
        - Có giao diện Tiếng Việt.
        - Trang Web: http://www.libreoffice.org


2- Mozilla Firefox: Trình duyệt mạng



        - Tương đối ổn định, mạnh mẽ và bảo mật tốt.
        - Có rất nhiều Add-ons bổ xung thêm tính năng cho Firefox.
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS.
        - Trang Web: http://www.mozilla.com/firefox


3- GIMP: Công cụ chỉnh sửa ảnh



        - (Tương tự Photoshop bên Windows)
        - Giao diện dễ sử dụng
        - Có nhiều tính năng phong phú
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux/Unix, Windows và MacOS
        - Trang Web: http://www.gimp.org


4- VLC: Trình chơi nhạc và Video



        - Chơi được tất cả các định dạng nhạc và video, ngay cả các file có lỗi
        - Chơi được trực tiếp từ file ISO
        - Chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt
        - Cho phép trích xuất âm thanh và hình ảnh
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, *BSD, Windows, MacOS, Syllable
        - Trang Web: http://www.videolan.org/vlc


5- K3b: Trình ghi đĩa CD/DVD



        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Nén được đĩa phim VCD và DVD
        - Có nhiều tính năng
        - Trang Web: http://k3b.plainblack.com


6- Pidgin: Trình khách nhắn tin



        - Hỗ trợ nhiều giao thức như Yahoo, Google Talk, MSN, AIM...
        - Trang Web: http://www.pidgin.im


7- Cheese: Chụp ảnh và quay phim với Webcam



        - Dễ sử dụng
        - Trang Web: http://projects.gnome.org/cheese


8- Ekiga: Hội nghị qua truyền hình



        - Có các chức năng nhắn tin, gọi điện và hội nghị Video
        - Hỗ trợ âm thanh chất lượng HD và truyền hình chất lượng DVD
        - Phù hợp với các tiêu chuẩn điện thoại cơ bản (SIP và H.323)
        - Trang Web: http://ekiga.org


9- Shotwell: Quản lý ảnh chụp



        - Cho phép nhập ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số
        - Có các chức năng quản lý và chỉnh sửa ảnh
        - Hỗ trợ chia sẻ ảnh thông qua Facebook, Flickr và Picasa Web
        - Trang Web: http://yorba.org/shotwell


10- Dropbox: Kho lưu và đồng bộ hóa dữ liệu trên Web



        - Cung cấp 2Gb dung lượng miễn phí trên máy chủ
        - Có thể đồng bộ hóa bất kỳ loại file với bất kỳ kích thước
        - Có thể đồng bộ giữa các máy tính Linux, Windows và MacOS
        - Chỉ đồng bộ những phần thay đổi trong file (không đồng bộ lại cả file), nên tiết kiệm thời gian
        - Trang Web: https://www.dropbox.com


11- Chrome: Trình duyệt mạng từ Google



        - Tốc độ lướt Web nhanh
        - Số lượng add-ons cũng đã khá lớn
        - Tính bảo mật cao
        - Giao diện tinh giản tối đa, nhường chỗ trống cho nội dung Web
        - Trang Web: http://www.google.com/chrome


12- GoldenDict: Từ điển mở đa ngôn ngữ



        - Hỗ trợ nhiều định dạng file từ điển như: Babylon (.BGL), StarDict (.ifo/.dict./.idx/.syn), Dictd (.index/.dict(.dz)), ABBYY Lingvo (.dsl, .lsa/.dat)
        - Có chức năng quét từ popup
        - Hỗ trợ các từ điển online dựa trên MediaWiki như Wikipedia, hay Wiktionary
        - Hỗ trợ dạng file âm thanh MP3
        - Tương thích với Linux và Windows
        - Trang Web: http://goldendict.org


13- Banshee: Trình nghe và quản lý đa phương tiện



        - Chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt
        - Giao diện đơn giản và dễ dùng
        - Hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh, hình ảnh
        - Đồng bộ hóa được với nhiều thiết bị media khác như Android, iPod, iPhone
        - Nén nhạc từ CD
        - Nghe nhạc từ Internet Radio...
        - Có nhiều Extension cung cấp thêm tính năng
        - Trang Web: http://banshee.fm


14- Audacity: Trình thu và biên tập âm thanh



        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Có nhiều tính năng phong phú
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux/Unix, Windows và MacOS
        - Trang Web: http://audacity.sourceforge.net


15- Inkscape: Trình vẽ ảnh Vector



        - (Tương tự CorelDraw bên Windows)
        - Hỗ trợ mở nhiều file cùng lúc, mở nhiều View cho mỗi file
        - Hỗ trợ xuất và nhập nhiều định dạng file
        - Trang Web: http://inkscape.org


16- Blender: Công cụ vẽ mô hình 3D



        - (Tương tự 3DMax bên Windows)
        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Có nhiều tính năng mở rộng phong phú
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS, Solaris và Irix
        - Trang Web: http://www.blender.org


17- OpenShot: Trình biên tập Video



        - Giao diện và tính năng chú trong vào tính đơn giản, thích hợp với người dùng phổ thông
        - Hỗ trợ kéo thả các tập tin cần xử lý vào giao diện làm việc
        - Xem trước hiệu ứng file video với thời gian thực
        - Hỗ trợ nhiều định dạng file (dựa trên FFmpeg)
        - Upload phim lên Youtube
        - Trang Web: http://www.openshot.org
        - Bài viết tham khảo: OpenShot – Công cụ chỉnh sửa video cho Ubuntu
        - Bài viết tham khảo: Đánh giá phần mềm biên tập phim OpenShot


18- Gparted: Công cụ phân vùng ổ cứng



        - Dễ dùng và mạnh mẽ
        - Đầy đủ các tính năng cần thiết
        - Trang Web: http://gparted.sourceforge.net


19- VirtualBox (FUEL): Công cụ máy ảo



        - Thiết kế kiểu mô-đun
        - Có phần mềm “Guest Additions” cho máy khách Windows và Linux, giúp nâng cao hiệu suất và thêm tính năng cho các máy khách này
        - Hỗ trợ trao đổi dữ liệu giữa máy chủ và máy khách
        - Hỗ trợ chia sẻ USB giữa máy chủ và máy khách
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, Windows, MacOS, và Solaris
        - Trang Web: http://www.virtualbox.org
        - Bài viết tham khảo: Chạy Windows XP trong Linux - Vài mẹo với VirtualBox


20- Parcellite: Trình quản lý Clipboard



        - Tuy nhẹ mà vẫn đầy đủ các tính năng cơ bản của một trình quản lý Clipboard
        - Trang Web: http://parcellite.sourceforge.net


21- Xournal: Ghi chú vào file PDF

Từ Phan mem hay

        - Tương tự như Microsoft Windows Journal
        - Trang Web: http://xournal.sourceforge.net


22- FireStarter: Tường lửa



        - Quản lý Real time
        - Có các tính năng nâng cao
        - Trang Web: http://www.fs-security.com


23- Childsplay: Bộ ứng dụng trò chơi giáo dục cho trẻ nhỏ



        - Gồm các ứng dụng dạng “học mà chơi, chơi mà học”
        - Trang Web: http://schoolsplay.wikidot.com


24- Multiget: Trình quản lý và tăng tốc download

Từ Phan mem hay

        - Hỗ trợ các giao thức HTTP/FTP
        - Hỗ trợ đa nhiệm (multi-task)
        - Tăng tốc download với khả năng đa luồng (multi-thread), và download cùng lúc trên nhiều máy chủ (multi-server)
        - Hỗ trợ tạm dừng và khôi phục phiên download chưa hoàn thành
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, BSDs, Windows (2000, XP), MacOS
        - Trang Web: http://multiget.sourceforge.net


25- FileZilla: Trình khách FTP



        - Hỗ trợ các giao thức FTP, FTPS (FTP over SSL/TLS) và SFTP (SSH File Transfer Protocol)
        - Hỗ trợ Ipv6
        - Hỗ trợ khôi phục và truyền tải tập tin >4Gb
        - Tương thích nhiều hệ điều hành: Linux, *BSD, Windows, MacOS...
        - Trang Web: http://filezilla-project.org



BỔ SUNG ngày 10/09/2010 - Địa chỉ tham khảo:

- Top 100 of the Best (Useful) OpenSource Applications

- 23 Useful System Applications for Linux

- Common Applications (Archlinux)

- Lightweight Applications (Archlinux)



BỔ SUNG ngày 10/03/2011 - (+2):

Có 2 phần mềm vẽ CAD cho Linux khá ổn (tương lai chắc sẽ rất ổn):

1- DraftSight: Miễn phí, vẽ được cả 2D và 3D, nhưng các tính năng 3D chỉ ở mức cơ bản

2- BricsCad: Khá chuyên nghiệp, vẽ được cả 2D và 3D, nhưng phải mua (bản rẻ nhất 395USD)

Bài viết tham khảo: Vẽ CAD trên Linux



BỔ SUNG ngày 04/08/2011:
26- OGMRip: Trình nén đĩa phim DVD



        - Nguồn nén (đầu vào) có thể từ DVD, file ISO hoặc thư mục có cấu trúc dạng DVD
        - Đầu ra các định dạng file OGM, AVI, MP4, hoặc Matroska
        - Hỗ trợ rất nhiều codec (Vorbis, MP3, PCM, AC3, DTS, AAC, XviD, LAVC, X264, Theora)
        - Tính toán video bitrate cho một kích thước tập tin
        - Chiết xuất ​​phụ đề trong định dạng SRT hoặc VobSub
        - Hỗ trợ các file âm thanh (PCM, MP3, AC3, DTS, AAC, Vorbis) và phụ đề từ bên ngoài(MicroDVD, SubRip, SRT, Sami, VPlayer, RT, SSA, PJS, MPSub, AQT, JacoSub, VobSub)
        - Cung cấp các cấu hình mã hóa tùy biến
        - Có các plugin mở rộng
        - Dựa trên mplayer, mencoder, ogmtools, MKVToolnix, mp4box, oggenc, lame, và faac để thực hiện các nhiệm vụ
        - Trang Web: http://ogmrip.sourceforge.net
        - Bài viết tham khảo: Ripping DVDs in Linux with OGMRip


BỔ SUNG ngày 28/08/2011:
27- Tor: Công cụ VPN, Proxy, lướt Web ẩn danh

Từ Phan mem hay

        - Tor là một phần mềm miễn phí, giúp bạn bảo vệ chống lại các hình thức giám sát mạng, đe dọa sự tự do cá nhân và riêng tư.
        - Trang Web: https://www.torproject.org
        - Bài viết tham khảo: Truy cập trang Web bị chặn (Facebook, Blogspot, WordPress...) bằng Tor trên Firefox


BỔ SUNG ngày 06/09/2011:
28- DeVeDe: Trình tạo các loại đĩa video DVD, VCD

Từ Phan mem hay

        - DeVeDe là một phần mềm miễn phí, giúp tạo các loại đĩa video DVD, VCD, SVCD, CVD và DivX/MPEG-4 (có hỗ trợ phụ đề) cho các thiết bị chơi video gia đình, từ cùng lúc nhiều tệp video.
        - Tương thích với tất cả các loại định dạng video được hỗ trợ bởi Mplayer.
        - Có phiên bản dành cho hệ điều hành Windows.
        - Trang Web: http://www.rastersoft.com/programas/devede.html
        - Bài viết tham khảo: REVIEW: DeVeDe 3.16.8 – DVD made easy!



Xem bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=101&t=11679

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Phần mềm ghi file ISO ra USB

Phần mềm ghi file ISO ra USB

để ghi ra đĩa cd các file iso thì quá dễ rồi phải không ? chỉ cần các chương trình burn cd như nero hay ashampoo burning là được.nhưng để burn file iso ra usb thì làm sao ?

có 1 cách đó là bạn hãy lên trang web http://www.isotousb.com/ để tải phần mềm ghi file ISO ra USB nhé.



Nó sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn file ISO bạn muốn ghi, và chọn thiết bị USB. Sau đó, các phần mềm có thể nhanh chóng hoàn thành toàn bộ các tập tin ISO.
Hot girl Viet Nam Click Here
Hot girl Viet Nam Click Here