Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Hướng dẫn Kỹ Năng Hàn Và Loại Bỏ Mối Hàn

I. Hàn Linh Kiện

Hàn linh kiện như thế nào thì chắc ai đã từng một lần cầm mỏ hàn đều biết. Vấn đề là hàn như thế nào cho chắc chắn về mặt vật lý, đảm bảo tính dẫn điện và cả tính thẩm mỹ của mối hàn.

Kỹ năng hàn không thể sinh ra là có thể có ngay mà bắt đầu từ những bài học vỡ lòng và kinh nghiệm thực hành. Đôi lúc chúng ta nghĩ đơn giản một mối hàn chỉ cần dính chân linh kiện với bản mạch in là xong. Nhưng cũng chính vì thế mà nhiều khi chúng ta phải trả giá đắt cho cái tính qua loa đại khái của chính mình. Một mối hàn tồi có thể làm cho một bản mạch hay lớn hơn là cả hệ thống bị tiêu tan trong chốc lát, nó cũng có thể làm mất thời gian đến hàng tuần của một kỹ sư khắc phục sự cố nếu xảy ra.

Như vậy, kỹ thuật hàn linh kiện là rất quan trọng. Nói vậy không có nghĩa là quá khó để có được một kỹ thuật hàn linh kiện tốt. Ngược lại, nó rất dễ nếu chúng ta để tâm chú ý tới nó. Sau đây xin giới thiệu các bạn một bài học về kỹ thuật hàn linh kiện lên bản mạch in thông qua 10 hình ảnh. Bài học này được sưu tầm trên internet, có sự bổ sung và sắp xếp lại theo kinh nghiệm cá nhân.

Bước 1: Làm sạch bản mạch in trước khi hàn linh kiện
Trước khi hàn linh kiện chúng ta phải làm sạch bản mạch in (đặc biệt tại điểm hàn) để đảm bảo mối hàn dính thiếc với tỷ lệ diện tích bề mặt cao. Công việc này rất quan trọng đối với những bản mạch in chưa được phủ thiếc. Để làm sạch các nốt hàn bằng đồng chúng ta có thể dùng một cục cao su bào mòn hoặc một vật liệu tương tự.
[Hình: 3585118302_7e1e92b541_m.jpg]

Bước 2: Vệ sinh đầu mỏ hàn trước khi hàn.
Chùi sạch đầu mỏ hàn bằng tấm xốp thấm nước mỗi lần trước khi hàn.

Chú ý: Mỏ hàn que thường được sử dụng nhiều hơn so với mỏ hàn súng. Lý do là đầu mỏ hàn que thường nhọn và nhỏ hơn, vả lại cầm mỏ hàn que cũng nhẹ nhàng và tiện lợi hơn. Tốt nhất là dùng mỏ hàn que có khả năng điều chỉnh nhiệt độ đầu mỏ hàn.
[Hình: 3585118370_8251ff1f4e_m.jpg]

Bước 3: Tráng thiếc đầu mỏ hàn.

Dùng nhựa thông và một bát thiếc đặc để tráng đầu mỏ hàn trước mỗi lần hàn. Chú ý không để thiếc bám dính quá nhiều ở đầu mỏ hàn.
[Hình: 3584312223_8b56311cf4_m.jpg]

Bước 4: Cắm linh kiện vào lỗ hàn.

- Bẻ gập chân linh kiện vừa theo khoảng cách của 2 lỗ hàn (với điện trở).
- Cắm linh kiện vào lỗ hàn.
- Bẻ nghiêng chân linh kiện phía bên mặt hàn để linh kiện bám vào bản mạch in tránh trường hợp linh kiện bị rơi ra khi hàn, ngoài ra việc bẻ nghiêng chân linh kiện cũng có tác dụng tăng độ bền vật lý cho linh kiện trong quá trình sử dụng.

Bước 5: Bấm (cắt) chân linh kiện.

Chúng ta thường hay thực hiện khâu bấm chân linh kiện sau khi hàn vì làm theo cách này dễ hơn --> tránh việc linh kiện rơi ra khỏi mạch in khi bấm chân. Thực ra cách làm đó không có lợi cho bản mạch in.

Theo khuyến nghị, việc bấm chân linh kiện nên được thưc hiện trước khi hàn. Điều này sẽ giúp cho chúng ta không những có mối hàn đẹp hơn mà còn tránh được những rủi ro do sốc cơ khí làm hỏng lá đồng của bản mạch in.
Xem Video



II. Loại Bỏ Mối Hàn

Hàn nhầm, hỏng là chuyện bình thường trong lúc làm mạch. Việc loại bỏ mối hàn cũng khá đơn giản. Sau đây là cách loại bỏ mối hàn thông thường.
Cách 1: Dùng dây đồng hút thiếc
+Làm nóng dây đồng.
+Làm chảy mối hàn.
+Dùng dây đồng hút hết thiếc.
Cách này ko được ưa chuộng vì hút không sạch mối hàn.
Cách 2: Dùng ống hút thiếc
[Hình: 3584335305_e11bdd1319.jpg]
+Chuẩn bị ống hút, nhấn cần hút về vị trí hãm.
+Dùng mỏ hàn làm chảy mối hàn.
+Đưa ống hút lại gần mối hàn, giải phóng cần hút=> xong.
Xem video:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hot girl Viet Nam Click Here
Hot girl Viet Nam Click Here